Quan điểm thời trung cổ Conatus

Từ xưa, conatus và chính chuyển động đã có liên hệ với nhau. d'Aquino và Abravanel (1265–1321) đều nhắc trực tiếp đến khái niệm mà Augustine (354–430), trong tác phẩm De Civitate Dei của ông (khoảng 420), gọi là "chuyển động tự nhiên lên, xuống hoặc khi cân bằng ở một vị trí trung gian". Họ gọi lực nâng hoặc hạ vật này là "amor naturalis" ("tình yêu tự nhiên").[12]

Vào thế kỷ thứ 6, John Philoponus (khoảng 490-570) đã chỉ trích quan điểm về chuyển động của Aristotle và nhắc đến sự mâu thuẫn giữa các luận điểm của ông: Aristotle cho rằng môi trường aether (nguyên tố cấu tạo vũ trụ, theo giả định thời cổ đại và trung cổ) đã giữ cho vật tiếp tục chuyển động, nhưng lại nói rằng trong khoảng trống không có môi trường nào như vậy, và do đó chuyển động của vật không thể tồn tại. Philoponus cho rằng môi trường không duy trì chuyển động, mà là một số thuộc tính, hoặc vì conatus đã được thêm vào vật thể khi nó chuyển động. Nhận định này khác với khái niệm quán tính hiện đại (cần một lực duy trì để giữ vật tiếp tục chuyển động).[13] Averroës và nhiều triết gia kinh viện ủng hộ Aristotle đã phản đối quan điểm trên.[14] Cách nhìn của Aristotle cũng bị thách thức trong thế giới Hồi giáo. Ví dụ, dù phát triển một khái niệm tương tự quán tính,[15] Ibn al-Haytham (Alhazen) có lẽ đã ủng hộ quan điểm của Philoponus.[16] Cùng thời với ông, Avicenna - triết gia cho rằng một lực vĩnh cửu chỉ mất tác dụng nếu có thêm tác động từ yếu tố ngoại vi như lực cản không khí - đã phát triển rõ ràng hơn khái niệm quán tính, trở thành "người đầu tiên có một bước tiến ấn tượng lâu dài như vậy về chuyển động phi tự nhiên."[17] Khái niệm mayl của Avicenna gần như tương phản với khái niệm về chuyển động dụng lực, của Aristotle, khá giống với định luật I của Newton.[18] Avicenna cũng có ý định chứng minh mối quan hệ định lượng giữa trọng lượngvận tốc của một vật chuyển động, rồi từ đó phát triển một khái niệm tương tự động lượng.[19]

Jean Buridan (1300–1358) cũng bác bỏ quan điểm cho rằng thuộc tính tạo ra chuyển động này (impetus - theo cách gọi của ông) sẽ tự nhiên tan biến. Ông nhận định một vật chuyển động sẽ bị cản trở bởi hai lực ngược chiều với động lực: lực cản không khí và trọng lượng của chính nó. Ông cũng khẳng định rằng động lực tỷ lệ thuận với tốc độ; do đó, khái niệm sơ khai về động lực của ông và khái niệm động lượng hiện đại có nhiều điểm tương đồng. Dù rất giống với các khái niệm quán tính hiện đại hơn, theo lời Buridan, ông cho rằng lý thuyết của ông chỉ tái định nghĩa triết lý cơ bản của Aristotle và khẳng định quan điểm của nhiều người khác theo triết phái tiêu dao, bao hàm cả niềm tin rằng giữa vật đang chuyển động và vật đứng yên vẫn có một sự khác biệt cơ bản. Ông cũng cho rằng động lực không chỉ tuyến tính mà còn có thể có dạng hình tròn trong tự nhiên, khiến các vật chuyển động theo đường tròn, ví dụ như thiên thể.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Conatus http://dictionary.reference.com/browse/conatus http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/ http://www.bu.edu/wcp/Papers/Mode/ModePiet.htm http://www4.ncsu.edu/~dmjphi/Main/Papers/Hobbesian... http://plato.stanford.edu/entries/emotions-17th18t... http://plato.stanford.edu/entries/spinoza-psycholo... http://www.iep.utm.edu/s/spinoza.htm http://1libertaire.free.fr/DRabouinEntreDeleuzeFou... //doi.org/10.1016%2F0039-3681(80)90003-5 //doi.org/10.1080%2F000337999296328